Chữa Đau Vai Gáy Bằng Diện Chẩn

Giới thiệu về phương pháp CHỮA ĐAU VAI GÁY BẰNG DIỆN CHẨN

Theo GSTS Bùi Quốc Châu, “cha đẻ” của phương pháp diện chẩn được công bố năm 1980 cho biết: diện chẩn (chẩn đoán vùng mặt) là phương pháp chẩn đoán dựa vào sự khảo sát bằng nhiều hình thức khác nhau như nhìn bằng mắt, khám bằng tay hoặc bằng các dụng cụ hay máy móc nhằm phát hiện những biểu hiện về bệnh lý xuất hiện một cách có hệ thống trên khuôn mặt của bệnh nhân.

Theo đó, khi chữa đau vai gáy bằng phương pháp diện chẩn, các bác sĩ hoặc kỹ thuật viên có chuyên môn sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như que cào, búa gõ, cây lăn… tác động lên các điểm và vùng tương ứng trên đồ hình. Nguyên tắc điều trị đau vai gáy bằng diện chẩn sẽ dựa vào phản xạ thần kinh lên gương mặt.
Phương pháp này đã được bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, Cố Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao: “Với dụng cụ đơn giản: một cây kim, một cái gõ bằng cao su, một cây hương, một chiếc lược với một tấm keo dán và một cái gương soi mà đem lại hạnh phúc cho người đau khổ”.

CHỮA ĐAU VAI GÁY BẰNG DIỆN CHẨN CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG?
Chữa đau vai gáy bằng diện chẩn là phương pháp đi tìm những điểm rất nhỏ không nhạy cảm nằm trong các điểm nhạy cảm trên khuôn mặt, tương ứng với một bệnh nào đó của cơ thể. Phương pháp này mang lại nhiều tác dụng như:
Giảm đau và thư giãn vùng vai gáy bị tổn thương do hàn lạnh hoặc thần kinh
Hỗ trợ ngăn ngừa các cơn đau phát triển mạnh hơn
Hỗ trợ cải thiện chức năng của hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng
Tăng cường lưu thông khí huyết, làm giảm hiện tượng chèn ép dây thần kinh vùng vai gáy

Các kỹ thuật khi thực hiện diện chẩn

Dù dùng kỹ thuật hay dụng cụ nào, đều phải tìm cho được những vùng hoặc điểm nhạy cảm hơn so với xung quanh bởi đây chính là những nơi cần tác động để điều trị. Một số kỹ thuật khi tiến hành chữa đau vai gáy bằng diện chẩn như:
Lăn: giúp cải thiện hệ tuần hoàn, hệ bạch huyết, lưu thông khí huyết
Gõ: búa nhỏ đầu cao su dùng trong trường hợp co cơ, bong gân, co mạch; búa có đầu 7 gai dùng trong trường hợp bị bế gây căng, tê, đau nhức
Cào: lưu thông huyết mạch, giải trừ tắc huyệt, an thần
Ấn: có thể thay thế cho kim châm hay các kỹ thuật dụng cụ khác mà vẫn hiệu quả
Day: như kỹ thuật ấn nhưng tác động mạnh hơn, gây đau cho người bệnh
Gạch (vạch): kích thích mạnh hơn day – ấn
Hơ nóng: hiệu quả trong việc trị bệnh do lạnh gây nên các cơn đau, tê, chỉ nên dùng ngày 1 lần
Chườm lạnh: làm co rút cơ, mạch máu, hạ nhiệt, chống nhiễm sưng đau do nhiệt

Cách thực hiện chữa đau vai gáy bằng diện chẩn
Trước khi thực hiện chữa đau vai gáy theo phương pháp diện chẩn, cần nắm được nguyên nhân gây bệnh theo 4 bước:
Vọng chẩn (nhìn): nhìn sắc mặt, dáng điệu, vị trí đau của người bệnh để nhận biết
Thiết chẩn (sờ): là phương pháp chẩn đoán bằng cách sờ da hay sờ vào huyệt cảm nhận nhiệt độ, tình trạng da…
Ấn chẩn – Đả chẩn (dò sinh huyệt): tìm hiểu tình trạng bệnh, khi các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn, tổn thương sẽ gửi tín hiệu lên trên gương mặt
Vấn chẩn (hỏi): đây là việc cần thiết trước khi tiến hành diện chẩn
Đối với từng vị trí đau, các bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ tìm vị trí huyệt đạo và tiền hành thực hiện các thao tác hơ, gõ, day ấn. Cụ thể:

Hiện nay tại viện trị liệu đau mỏi vai gáy KLisa đang ứng dụng rất thành công phương pháp điều trị đau mỏi cổ vai gáy bằng diện chẩn kết hợp với Máy Hồng Quang Thần Cứu Thông. Để cải thiện và chấm dứt các triệu chứng đau mỏi cổ vai gáy lưng eo bạn hãy liên hệ ngay tới Viện Trị liệu đau mỏi vai gáy KLisa để được hướng dẫn và điều trị

Leave Comments

0833239955
0833239955