Đau khớp gối: Điều trị bằng cách nào?

Đau khớp gối: Nguyên nhân và cách điều trị giảm đau khớp gối hiệu quả.

Đau khớp gối là bệnh gì?

Đau khớp gối là một dấu hiệu cảnh báo cho người bệnh biết rằng có những tổn thương xuất hiện trong và xung quanh khớp gối, từ các mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch. Theo cấu trúc giải phẫu học, khớp gối có vị trí tiếp giáp giữa: phần dưới của xương lồi cầu đùi, phần trên của xương chày và mặt sau của xương bánh chè. Đây là bộ phận chịu áp lực rất lớn từ toàn bộ trọng lượng cơ thể và có tần suất hoạt động nhiều nhất nên khớp gối là nơi rất dễ bị tổn thương.

Đau khớp gối: nguyên nhân và cách hỗ trợ trị đau tại nhà - Ảnh 1.

Đau khớp gối ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Nguyên nhân đau khớp gối

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau khớp gối như chấn thương trực tiếp các cấu trúc cấu tạo nên khớp gối như xương, gân, dây chằng và sụn. Ngoài ra còn các bệnh lý liên quan như: thoái hóa khớp gối, viêm đa khớp dạng thấp, gout, viêm khớp nhiễm khuẩn và một số vấn đề sức khỏe khác cũng dẫn đến tình trạng đau khớp gối cho người bệnh.

Các biện pháp trị đau khớp gối tại nhà

Việc điều trị đau khớp đầu gối sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương và nguyên nhân gây ra tình trạng đau ở khớp gối. Không phải tất cả các trường hợp đau khớp gối đều nghiêm trọng và cần tới sự can thiệp sâu ở xương khớp. Trong một số trường hợp người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc xương khớp tại nhà để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, nhằm giúp giảm bớt khó chịu, nhức mỏi khớp gối.

Các biện pháp tự chăm sóc phổ biến bao gồm:

Để khớp gối nghỉ ngơi

Đây là điều đầu tiên mà người bệnh cần thực hiện khi có dấu hiệu đau tại khớp gối. Cần tránh các hoạt động công việc hay tập thể dục nặng, gây áp lực lớn và căng thẳng lên đầu gối cho đến khi tình trạng đau khớp gối giảm và hết hẳn.

Thời gian nghỉ ngơi có thể chỉ cần 1 – 2 ngày với các chấn thương nhẹ, không đáng kể. Tuy nhiên với những chấn thương nghiêm trọng có thể cần nhiều thời gian hơn để khớp gối được nghỉ ngơi và giảm bớt tình trạng đau nhức.

Phương pháp nhiệt trị liệu

Việc sử dụng nhiệt độ nóng hoặc lạnh có thể giúp giảm bớt tình trạng đau ở khớp gối. Tuy nhiên phụ thuộc vào tình trạng và triệu chứng đau khớp để lựa chọn phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh.

Chườm lạnh được sử dụng trong các chấn thương mới, các cơn đau cấp tính, viêm hay sưng tấy như chấn thương phần mềm, bong gân,..Việc chườm lạnh nên được tiến hành trong vòng 48 giờ kể từ khi bị chấn thương hoặc đau do viêm cấp.

Đau khớp gối: nguyên nhân và cách hỗ trợ trị đau tại nhà - Ảnh 2.

Lựa chọn phương pháp nhiệt trị liệu phù hợp với tình trạng và triệu chứng đau.

Chườm nóng được sử dụng cho các cơn đau mãn tính hoặc chấn thương sau 48 giờ như trong viêm mạn tính, xơ cứng gân trong khớp đầu gối, sự thoái hóa của sụn trong khớp …

Xoa bóp tại khớp gối

Xoa bóp hay massage tại chỗ giúp cơ thư giãn, giảm tình trạng co cứng cơ, giảm tình trạng đau nhức. Bên cạnh đó còn kích thích lưu thông khí huyết, giúp các dưỡng chất được vận chuyển tới nuôi dưỡng, phục hồi sụn khớp nhanh hơn.

Giảm áp lực cho khớp gối

Vì khớp gối có trách nhiệm gánh vác toàn bộ trọng lượng của cơ thể, nên nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo phì, người bị đau khớp gối nên tiến hành giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý để giảm áp lực đè lên khớp. Điều này có thể hạn chế các cơn đau và không làm tình trạng đau khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn.

Duy trì tập thể dục vừa sức

Người bệnh cần nghỉ ngơi khi có triệu chứng đau khớp gối. Tuy nhiên khi xương khớp đã được phục hồi cơ bản, cần tăng cường hoạt động thể chất, tập thể dục vừa sức thường xuyên. Vận động giúp ngăn ngừa quá trình thoái hóa, giúp các mô, xương, sụn hoạt động linh hoạt hơn.

Điều trị Đau khớp gối bằng phương pháp tác động cột sống, không dùng thuốc.

Phương pháp Tác động cột sống không sử dụng châm cứu, không dùng thuốc đông y hay bất kỳ loại thuốc giảm đau, giãn cơ nào. Nguyên lý điều trị bệnh từ Tác động cột sống là: Khi đốt sống lồi, lệch, lõm, lớp cơ co cộm, teo nhược thần kinh bị chèn ép dẫn đến cơ thể bị sưng, nóng, đỏ đau. Theo giải phẫu hiện đại, mỗi đốt sống trên hệ cột sống có chức năng điều khiển bệnh lý riêng biệt. Vì vậy, để điều trị tận gốc các bệnh lý liên quan ta phải điều chỉnh gốc bệnh là cột sống.

Trên cơ thể người , hệ thần kinh trung ương gồm có Não và Tủy sống. Não nằm trong hộp sọ và tủy sống nằm trong ống sống . Não bộ điều khiển toàn bộ hoạt dộng sống của cơ thể thông qua những đường dẫn truyền ở trong tủy sống . Tủy sống có các tiết đoạn thần kinh tủy sống tương ứng với các đốt sống . Mỗi một tiết đoạn thần kinh tủy sống chi phối một số cơ quan nội tạng trong cơ thể . Vì vậy tủy sống vừa là trung tâm dẫn truyền các xung thần kinh ( li tâm và hướng tâm ) và còn là những trung tâm điều khiển một số phản xạ của cơ thể.

Khi trong cơ thể có bệnh hay những triệu chứng bệnh thì trên những đốt sống tương ứng sẽ xuất hiện những phản xạ bệnh lí . Xác định dược những điểm phản xạ bệnh lí này , ta tác động một lực thích hợp với những thủ thuật thích hợp, hướng và chiều thích hợp để xóa dần phản xạ bệnh lí đó đi , lập lại cân bằng cho cơ thể để khỏi bệnh.

ĐÔNG Y DƯỠNG SINH TRỊ LIỆU ĐAU KHỚP GỐI KLISA

Điện Thoại: 0833239955

Leave Comments

0833239955
0833239955